Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (QĐ 2712)


Thủ tục
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (QĐ 2712)
Trình tự thực hiện
- Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Thời gian nộp hồ sơ trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7, trừ ngày nghỉ và ngày nghỉ lễ theo quy định.
- Trình tự thực hiện:
+ Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
+ Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
+ Thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như trường hợp cấp lần đầu.
+ Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất:
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Thời gian trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến sáng thứ 7, trừ ngày nghỉ và ngày nghỉ lễ theo quy định.
Cách thức thực hiện
Nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua mạng trên Trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng:
 01 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương.
b) Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: 01 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương;
(2) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
(3) Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương;
(4) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
(5) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.
c) Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất: 01 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương;

(2) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
(3) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mẫu đơn, Mẫu tờ khai
Thời gian giải quyết
a) Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
b) Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
c) Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Lệ phí (nếu có)
Theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm: 3.000.000 đồng /lần/cơ sở (đối với trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực).
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  ngày 09/4/2014
- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014
- Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015
- Quyết định 02/2017/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016
- Quyết định số 2712/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về việc công bố bộ thủ tục hành chính lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện

No comments:

Post a Comment